Lam gió là gì? Phân loại lam gió theo mục đích sử dụng

Lam gió hay còn gọi Louver hoặc cửa lam gió đang trở thành một phụ kiện ngày càng quen thuộc trong các công trình xây dựng từ nhà dân dụng, toà nhà thương mại, đến nhà xưởng, nhà kho,… Trong bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về lam gió và các loại lam thông gió phổ biến.

Lam gió là gì?

Lam gió là bộ phận có thiết kế đặc biệt để lắp đặt trong các hệ thống ống thông gió với chức năng chính là cung cấp không khí sạch và loại bỏ không khí bẩn, bụi và nóng bức ra khỏi không gian. Lam gió thường được làm từ thép nền G300-550mpa mạ kẽm, mạ màu, hoặc tôn lạnh để đảm bảo độ bền cao và tăng cường khả năng chống ăn mòn. Hiện nay, hầu hết các loại nguyên liệu được sử dụng cho lam gió đều có chất lượng đạt tiêu chuẩn Nhật Bản hoặc châu Âu để đảm bảo tính an toàn, hiệu quả trong quá trình sử dụng, góp phần cải thiện chất lượng không khí và tăng cường hiệu suất hoạt động của hệ thống thông gió.

>>Xem thêm: 5+ mẫu lam gió nhôm thông gió thông dụng nhất

Cấu tạo của lam gió

Bản vẽ lam gió tại Hàng Công Trình
Bản vẽ lam gió tại Hàng Công Trình

 

Cấu tạo của lam gió bao gồm các thành phần chính như sau:

  • Khung lam gió: Là phần cấu trúc chính của lam gió, thường được làm từ kim loại như nhôm hoặc thép, có nhiệm vụ giữ và cố định các thành phần khác để đảm bảo hệ thống lam gió được hoạt động chắc chắn và ổn định.
  • Thân lam gió: Bộ phận này thường được làm từ hợp kim nhôm hoặc thép không gỉ, có nhiều hình dạng khác nhau như hình chữ Z, lá sách, hình đầu đạn,… để người dùng có thể lựa chọn tùy thuộc vào yêu cầu thiết kế và chức năng sử dụng.
  • Nan gió: Các thanh nan của lam gió được lắp đặt song song hoặc theo hình chữ Z trong thân lam gió để điều chỉnh được lượng không khí đi qua hệ thống. Chúng được thiết kế cố định hoặc linh hoạt điều chỉnh để người dùng có thể thay đổi góc độ đóng mở, giúp kiểm soát dễ dàng lượng không khí và ánh sáng đi vào không gian bên trong.
  • Phụ kiện: Tuỳ vào từng mẫu lam gió mà phụ kiện đi kèm có thể bao gồm các chi tiết như: vít, ốc, bản lề, tay quay, các bộ phận kết nối khác. Bộ phận này giúp gắn kết các thành phần của lam gió với nhau để dễ dàng lắp đặt và đảm bảo tính bền vững, chắc chắn cho hệ thống lam thông gió.

Ưu điểm nổi bật của lam lấy gió

  • Kiểm soát ánh sáng cho không gian: Lam lấy gió giúp người dùng có thể dễ dàng điều chỉnh lượng ánh sáng vào không gian, giúp bạn có thể tận dụng được ánh sáng tự nhiên, giảm thiểu tối đa chi phí nhiên liệu.
  • Làm mát không khí, ngăn cản bụi bẩn: Vì có thể dễ dàng điều chỉnh các nan gió nên hệ thống lam gió có khả năng điều chỉnh nhiệt độ không khí rất hiệu quả, giúp không gian bên trong luôn thoáng đãng và dễ chịu. Bên cạnh đó còn giúp ngăn chặn bụi bẩn bay vào hiệu quả, bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng.
Lam gió 3850 x 310 - Công ty TNHH Vật Tư Xây Dựng NTP
Lam gió 3850 x 310 – Công ty TNHH Vật Tư Xây Dựng NTP
  • Dễ dàng lắp đặt, tiết kiệm chi phí thi công: Lam lấy gió được thiết kế linh hoạt nên rất dễ dàng khi lắp ráp và lắp đặt. Điều này vừa giúp tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm chi phí thi công cho công trình nhanh chóng hoàn thiện mà không cần đến các biện pháp kỹ thuật phức tạp.
  • Nâng cao tính thẩm mỹ cho công trình: Lam lấy gió còn mang lại vẻ đẹp hiện đại và tinh tế cho từng công trình. Với nhiều kiểu dáng và màu sắc đa dạng hiện nay, lam lấy gió có thể phù hợp với nhiều phong cách kiến trúc khác nhau, tạo nên điểm nhấn thẩm mỹ độc đáo cho từng không gian cụ thể.

➤➤➤ Báo giá lam gió tôn chất lượng – sản xuất theo yêu cầu

Phân loại lam thông gió

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại lam thông gió khác nhau để phù hợp với từng yêu cầu sử dụng. Chúng thường được phân loại dựa trên vật liệu, công năng hay nơi lắp đặt. Dưới đây là một số loại lam gió phổ biến mà bạn có thể tham khảo:

Theo vật liệu

  • Gạch/Bê tông (Masonry Louver): Đây là loại lam gió được tích hợp vào cấu trúc bê tông hoặc gạch của tòa nhà. Lam gió bằng gạch hoặc bê tông thường có độ bền cao và khả năng chịu lực tốt, phù hợp với các công trình xây dựng kiên cố và lâu dài.
  • Nhôm/Thép/Inox (Aluminum Louver): Lam thông gió được làm từ nhôm, thép hoặc inox có ưu điểm nhẹ và chống ăn mòn tốt nên rất phổ biến để ứng dụng tại ngoại thất. Nhờ tính chất bền bỉ trước thời tiết, loại lam này thường được sử dụng trong môi trường ngoài trời hoặc khu vực công nghiệp.
  • Gỗ (Wood Louver): Với ưu điểm về thẩm mỹ, lam gỗ thường được sử dụng để tạo điểm nhấn trong thiết kế nội thất. Chất liệu gỗ mang lại vẻ đẹp tự nhiên, ấm áp và sang trọng, rất phù hợp với các không gian công trình yêu cầu cao về thẩm mỹ.
  • Nhựa: Lam gió nhựa cũng mang lại đồ bền khá cao trước các điều kiện thời tiết, đặc biệt là chi phí lắp đặt khá thấp. Vì thế, chúng thường được sử dụng trong các công trình dân dụng hoặc thương mại.
  • Kính: Lam gió bằng kính cho phép ánh sáng có thể xuyên thấu vào không gian bên trong nên thường được ứng dụng trong các tòa nhà văn phòng hay các không gian sang trọng, đòi hỏi tính thẩm mỹ cao như nhà hàng, khách sạn,…
Lam gió 3650 x 440 - Công ty TNHH Vật Tư Xây Dựng NTP
Lam gió 3850 x 310 – Công ty TNHH Vật Tư Xây Dựng NTP

Theo công năng

  • Lam gió đón gió (Ventilation Louver): Loại lam thông gió này được thiết kế để sử dụng trong hệ thống thông hơi, giúp đẩy không khí ra khỏi không gian và cải thiện lưu thông không khí. Chúng thường được lắp đặt ở các vị trí như cửa sổ, tường hoặc trần nhà.
  • Lam gió chống nước (Rain Louver): Với ưu điểm chống nước tốt, lam gió chống nước giúp bảo vệ không gian nội thất khỏi mưa hiệu quả và giữ cho môi trường bên trong luôn khô ráo. Vì thế, chúng thường được thấy ở những khu vực tiếp xúc trực tiếp với thời tiết bên ngoài.

lam gió

Theo nơi lắp đặt

  • Cửa sổ (Window Louver): Lam thông gió cửa sổ được lắp đặt rất phổ biến trên cửa sổ để người dùng dễ dàng kiểm soát không khí và ánh sáng đi vào không gian bên trong.
  • Cửa ra vào (Door Louver): Tương tự như lam gió cửa sổ, lam thông gió cũng ngày càng được ưa chuộng để thiết kế lắp đặt ngay tại cửa ra vào để thông gió, ánh sáng, tạo sự riêng tư cho không gian.
  • Trần (Ceiling Louver): Được lắp đặt trên trần nhà, lam trần giúp kiểm soát luồng không khí và ánh sáng từ trên cao. Chúng thường được sử dụng trong các tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại và nhà ở.
  • Tường (Wall Louver): Lam tường được cài đặt trên tường để kiểm soát lưu thông không khí giữa các không gian khác nhau trong tòa nhà. Từ đó giúp không khí bên trong luôn trong lành và nhiệt độ được ổn định, dễ chịu.

Lam gió không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa không khí và bảo vệ kiến trúc mà còn mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho các công trình xây dựng. Với sự đa dạng về chủng loại và chất liệu, lam gió có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng như lam gió che nắng, lam gió thông gió hay lam gió trang trí. Mỗi loại đều có những đặc điểm và ứng dụng riêng biệt, phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng công trình. Việc lựa chọn đúng loại lam gió sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng và tuổi thọ của công trình, đồng thời tạo nên một không gian sống và làm việc thoáng đãng, thoải mái.

Hãy liên hệ ngay với Hàng Công Trình để được tư vấn chi tiết!

Để lại một bình luận

Contact Me on Zalo
0879 877 222